Phát thanh xúc cảm của bạn !

Gọi cho bố mẹ!

2021-10-11 01:20

Tác giả: Ha Nhim


/* Vast 2.0 */ http://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] https://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] /* Vast 3.0 */ http://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&vast=3&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] https://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&vast=3&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa]

blogradio.vn - Tôi ở nhà cùng chị thứ hai và bố, bố đi làm cửu vạn, tức ai thuê gì làm đó. Vui lắm những ngày bố đi làm và mang theo cái bánh, cái quả. Mãi sau này tôi mới biết bánh quả đó là đồ ăn sáng người ta cho bố, bố phần về cho chị em tôi.

***

Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông, cuộc sống quanh quẩn với vài xào ruộng không đủ ăn. Lúc tôi còn bé tí, bố tôi phải làm đủ nghề rồi đi tha hương cầu thực, ở nhà chỉ có mẹ quán xuyến gia đình cùng cái nghề tráng bánh đa nem mang từ quê ngoại. Tôi nhớ khi đó nhà tôi lúc nào cũng ồn ào vào sáng sớm, bốn mùa bố mẹ phải dậy từ ba bốn giờ sáng. Ngày nắng xung như ngày đông mẹ ngồi áp mình bên cái bếp đắp đất nóng đỏ than, mồ hôi chảy ròng.

Nghề tráng bánh đa nem hồi trước vất vả lắm, những công việc luôn tay như tráng bánh, xay bột - xay bằng cái cối đá thủ công mà mỗi lần xay là muốn oằn cả xương sống, nào phơi bánh, đánh phên, bóc rồi lại cắt bánh... nhiều việc lắm. Lúc bấy giờ tâm hồn non nớt của tôi cảm nhận thấy nhà mình cái gì cũng thiếu, những nhu cầu cơ bản trong tháp nhu cầu của Maslow đều chưa được đáp ứng đủ. Có giai đoạn nhà hết gạo ăn phải đi vay gạo từ một người bác chị gái bố và bị từ chối rằng “gạo đó đủ để cho lợn rồi”, đến giờ khi nghĩ lại mẹ vẫn nói chúng mình vốn chẳng bằng con lợn. Hồi đó nhà phải lâu lắm mới có thịt cá để ăn, tết đến nuôi được vài chú gà thì cũng phải đem bán để có tiền chi phí các đồ sinh hoạt khác.

Hai chị gái của tôi lúc nào cũng nín thở dè dặt chuyện xin tiền đóng tiền học mỗi khi đến kì học, các chị mua bộ đồ học tập gì đó trên lớp về mà bị mẹ mắng muốn tan vỡ tâm hồn. Đỉnh điểm nhất là sự kiện chị cả phải nghỉ học vào một ngày nào đó của lớp 9, nghe mẹ tôi kể, tối đó kêu mỗi câu với chị rằng thôi ngày mai con nghỉ học nhé, chị cụp mắt không nói gì. Hôm sau chị vẫn thức dậy như mọi khi, chỉ khác là không chuẩn bị đi học, chỉ khác là chạy ra cổng be bé bảo chúng bạn “Hôm nay tao không đi học đâu, mẹ tao bảo tao nghỉ học rồi”, rồi đứng đó nhìn chúng bạn cười nói đạp xe đi xa tít.

Lâu lâu sau bố về nhà, mẹ phải gửi chị gái về nhà cậu ở, mẹ cũng bỏ nghề tráng bánh đa nem và đi lên thành phố làm giúp việc, thi thoảng mới về. Tôi ở nhà cùng chị thứ hai và bố, bố đi làm cửu vạn, tức ai thuê gì làm đó. Vui lắm những ngày bố đi làm và mang theo cái bánh, cái quả. Mãi sau này tôi mới biết bánh quả đó là đồ ăn sáng người ta cho bố, bố phần về cho chị em tôi. Ở với bố khác ở với mẹ lắm, bố chiều hơn song cũng dữ lắm, tôi nhớ như in kỉ niệm một ngày bố đi làm đến tối mịt mới về, cơm chưa có, bố có mắng chửi chị rất lâu. Hóa ra là nhà không có gì ăn, có mỗi cơm trắng, chị không dám đi mua chịu nữa vì xấu hổ. Đêm đến khi chị em tôi đang mơ màng ngủ thì ở giường bên kia bố khóc nấc lên xin lỗi chị vì sự bất lực của mình, vậy là ba bố con tôi ôm nhau khóc, tôi chẳng hiểu mấy thấy bố và chị khóc thì cũng khóc.

Nghèo đói thực sự vất vả, nhưng sự bạo lực về mặt tinh thần xuất phát từ việc không hiểu cho nhau giữa người bạn đời mới khiến cả bố và mẹ càng vất vả hơn. Lúc bé chứng kiến nhưng khi lớn trái tim tôi mới đau, đau lắm. Lúc viết những dòng này là tôi đang gọi điện cho mẹ, bố cũng ngồi cạnh không ít lắm mới nhòm vào màn hình, tôi duy trì việc gọi điện cho bố mẹ mỗi ngày, dù chỉ là những câu chuyện mòn nát xoay quanh việc con đang làm gì, bố mẹ ăn cơm chưa, nay con ăn gì?... Nhưng nếu không gọi thì lòng tôi bất an. Cảm ơn vì tôi còn đủ đầy cha và mẹ, cảm ơn vì hai người vẫn còn khỏe.

Cha mẹ không cho ta một cuộc sống hoàn hảo song cha mẹ luôn yêu thương chúng ta một cách hoàn hảo nhất, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, đừng đổ lỗi cho cha mẹ. Hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể và điều tôi hay bạn bạn đều có thể ngay lập tức làm được bây giờ đó là hãy nhấc máy lên và gọi cho cha mẹ.

© Ha Nhim - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Blog Radio 447: Những giọt nước mắt của cha

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Thủ đô yêu dấu

Thủ đô yêu dấu

Ước mơ của tôi là được đến thủ đô Thủ đô dấu yêu bốn ngàn năm văn hiến

Tình yêu của đất

Tình yêu của đất

Hay tôi có thể nói một cách khác đi, tình yêu của đất cũng chính là tình yêu của tất cả những người dân đất nước tôi dành cho quê hương này, dành cho đất nước của chúng tôi.

Phù sa

Phù sa

Một hình ảnh chỉ vừa được nói lên chỉ vừa được nhắc đến đã làm người ta nhớ ngay đến những người nông dân, làm người ta nhớ ngay đến và nghĩ ngay đến hình ảnh những cánh đồng những cây lúa với sức sống dạt dào và mãnh liệt nhất.

Sóng

Sóng

Cô thích sóng cứ như vậy, lúc thật êm êm hiền hòa lúc thật vút cao gào thét. Nhưng cho dù sóng có như nào thì sóng muôn đời vẫn nằm trong lòng biển, êm ái và thân thương, trìu mến ngày đêm vỗ về cùng với biển.

Tập lớn

Tập lớn

Hụt hẫng, buồn bã và lo sợ, tôi chẳng muốn lớn nữa, không muốn xa ba mẹ, xa chỗ ở thân quen gắn với tôi từ lúc lọt lòng, nhưng tôi cũng hiểu đã đến lúc mình bắt đầu hành trình của những chuyến đi xa. Mình phải lớn lên thôi.

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Khi mục tiêu trở nên cụ thể, chúng ta có cơ hội định rõ hướng đi của mình và không còn bị lạc lõng trong mê cung của những ý tưởng mơ hồ.

Những con sóng

Những con sóng

Nếu ngày nay biển không có sóng Thì biển muôn đời chẳng có màu xanh

Xúng xính là em

Xúng xính là em

Khi tôi lớn lên, tôi biết thế nào là mặc đẹp, tôi biết khao khát được mặc đẹp, được rong chơi đây đó để được khoe vẻ đẹp của những gì tôi đang mặc.

Nơi tôi sinh ra

Nơi tôi sinh ra

Hải Dương nơi tôi sinh ra Nơi đồng lúa chín Vị ngọt phù sa

Cách thành công của người thích an nhàn

Cách thành công của người thích an nhàn

Trong cuốn "1% nỗ lực", tác giả Hiroyuki chia sẻ câu chuyện thành công khác thường của mình, đưa ra một góc nhìn mới về sự nỗ lực và hạnh phúc.

back to top