Phát thanh xúc cảm của bạn !

Mỗi cuộc gọi về nhà đáng giá bao nhiêu?

2024-01-09 04:20

Tác giả: Nguyễn Nhi


/* Vast 2.0 */ http://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] https://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] /* Vast 3.0 */ http://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&vast=3&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] https://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&vast=3&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa]

blogradio.vn - Đã có những lần tôi phải chiếu camera sang một góc khác để cả nhà không thấy đôi mắt tôi đỏ hoe, có những lần tôi phải viện cớ tắt điện thoại để oà khóc nức nở…

***

Với một người sống xa nhà như tôi, gọi về cho gia đình là thói quen, là điều diễn ra hằng ngày, là điều được lặp đi lặp lại. Bỗng hôm nay tôi thoáng nghĩ: “Mỗi cuộc gọi như vậy thì đáng giá bao nhiêu?”

Mỗi cuộc gọi về nhà của bạn kéo dài bao lâu?

3 phút, 5 phút, 10 phút hay 1 giờ đồng hồ?

Tôi là chị cả trong một gia đình đông con, gia đình tôi có 6 người, bố mẹ và 4 đứa trẻ. Tôi - đứa trẻ lớn nhất, xa nhà từ năm 15 tuổi nên mỗi cuộc gọi của tôi về nhà những năm 15,16 tuổi ấy là xem các em hôm nay lớn lên tẹo nào không, đi học được bao nhiêu phiếu bé ngoan, hôm nay ở nhà ăn cơm với món gì, cả nhà đang xem phim gì, hay tôi liến thoắng kể mãi về ngày hôm nay của mình ở lớp, ở trường… hmmm… kéo dài tầm 30 phút.

Tôi lớn hơn một chút, hình như những cuộc gọi lại ngắn hơn thì phải?

Cuộc gọi vẫn được diễn ra hằng ngày, bố mẹ và các em vẫn quan tâm đến cuộc sống của tôi, vẫn liên tục những câu hỏi “con ăn cơm chưa?”, “hôm nay đi học vui không con?”, “con đã có bạn mới chưa?”... cứ tỉ mẩn như thế, cả nhà vẫn dõi theo từng ngày cuộc sống của tôi. Nhưng đáp lại là những câu trả lời vu vơ “con khoẻ, mọi thứ đều ổn cả”, tôi bắt đầu ít kể hơn về cuộc sống của mình, vì chẳng có gì vui, chẳng có gì mới mẻ, thú vị, thật nhàm chán, vô hồn.

Bạn sợ gọi về nhà lúc nào nhất?

Tôi… thì… sợ lúc gọi về để xin tiền bố mẹ nhất. Có những lần, trong khoảng một tuần liên tục tôi có ý định xin tiền đóng học nhưng chẳng dám mở lời với bố mẹ. Có những lần, một người ăn nói trôi chảy như tôi đã “soạn văn” để xin tiền sao cho hợp lí nhưng cuối cùng vẫn chẳng thể nói. Bởi, có những lần tôi chưa kịp nói thì nghe mẹ kể dạo này gia đình mình khó khăn thế nào, cùng một dịp phải đóng tiền học cho các em ra sao, tiền lãi ngân hàng tháng này còn chưa biết xoay sở bằng cách nào… nó làm tôi nghẹn lại. Mẹ tôi chẳng than nghèo kể khổ, mẹ vẫn cố gắng lo cho tôi mọi thứ tốt nhất, không bao giờ để tôi suy nghĩ về chuyện tiền bạc dẫu gia đình đang rất khó khăn. Mẹ tôi là thế - một người phụ nữ nông thôn hiền lành, chân thật, mẹ nói cho tôi nghe những điều đó vì mẹ cần một người để chia sẻ, để hiểu hay đơn giản nhất là mẹ cần một người để lắng nghe (việc tưởng chừng như đơn giản nhưng cuộc sống quay cuồng với miếng cơm manh áo đã khiến mẹ tôi không có ai để chia sẻ hay lắng nghe…). Kết thúc những cuộc nói chuyện đó, mẹ vẫn bảo tôi: “Con hết tiền tiêu chưa, nói bố chuyển khoản cho nhé!” Đã có những lần tôi phải chiếu camera sang một góc khác để cả nhà không thấy đôi mắt tôi đỏ hoe, có những lần tôi phải viện cớ tắt điện thoại để oà khóc nức nở…

Cuộc gọi về nhà nào khiến bạn hạnh phúc nhất?

Mỗi lần camera được bật lên, thấy mọi người ở nhà đều đang vui vẻ, khoẻ mạnh, tôi lại lén thở phào và biết ơn vì mọi thứ vẫn ổn. Hạnh phúc của tôi là thế đấy! Đó cũng có thể là cuộc gọi thông báo về kết quả học tập, cuộc gọi khoe bố mẹ về một người bạn mới hay lịch nghỉ học để về quê… Tất thảy, mọi thứ đều quý giá đến vô bờ.

Chúng ta càng lớn lên, càng có nhiều mối bận tâm, càng xa bố mẹ nhiều hơn, nhưng đừng vì chạy theo những cuộc vui, công việc mà quên rằng ở một nơi nào đó, vẫn có người ngóng chờ tiếng chuông reo và màn hình hiện lên dòng chữ “Con gái”, “Con trai”...

Hôm nay là cuối tuần, bạn đang về quê ăn cơm mẹ nấu hay ở lại thành phố? Nếu không thể về quê thì hãy nhấc máy lên gọi cho bố mẹ khi còn có thể nhé!

© Nguyễn Nhi - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Em Bận Yêu Thương Bản Thân Mình Rồi | Radio Tâm Sự

Nguyễn Nhi

Một người dùng ngòi bút để hiểu mình!

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Thủ đô yêu dấu

Thủ đô yêu dấu

Ước mơ của tôi là được đến thủ đô Thủ đô dấu yêu bốn ngàn năm văn hiến

Tình yêu của đất

Tình yêu của đất

Hay tôi có thể nói một cách khác đi, tình yêu của đất cũng chính là tình yêu của tất cả những người dân đất nước tôi dành cho quê hương này, dành cho đất nước của chúng tôi.

Phù sa

Phù sa

Một hình ảnh chỉ vừa được nói lên chỉ vừa được nhắc đến đã làm người ta nhớ ngay đến những người nông dân, làm người ta nhớ ngay đến và nghĩ ngay đến hình ảnh những cánh đồng những cây lúa với sức sống dạt dào và mãnh liệt nhất.

Sóng

Sóng

Cô thích sóng cứ như vậy, lúc thật êm êm hiền hòa lúc thật vút cao gào thét. Nhưng cho dù sóng có như nào thì sóng muôn đời vẫn nằm trong lòng biển, êm ái và thân thương, trìu mến ngày đêm vỗ về cùng với biển.

Tập lớn

Tập lớn

Hụt hẫng, buồn bã và lo sợ, tôi chẳng muốn lớn nữa, không muốn xa ba mẹ, xa chỗ ở thân quen gắn với tôi từ lúc lọt lòng, nhưng tôi cũng hiểu đã đến lúc mình bắt đầu hành trình của những chuyến đi xa. Mình phải lớn lên thôi.

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Khi mục tiêu trở nên cụ thể, chúng ta có cơ hội định rõ hướng đi của mình và không còn bị lạc lõng trong mê cung của những ý tưởng mơ hồ.

Những con sóng

Những con sóng

Nếu ngày nay biển không có sóng Thì biển muôn đời chẳng có màu xanh

Xúng xính là em

Xúng xính là em

Khi tôi lớn lên, tôi biết thế nào là mặc đẹp, tôi biết khao khát được mặc đẹp, được rong chơi đây đó để được khoe vẻ đẹp của những gì tôi đang mặc.

Nơi tôi sinh ra

Nơi tôi sinh ra

Hải Dương nơi tôi sinh ra Nơi đồng lúa chín Vị ngọt phù sa

Cách thành công của người thích an nhàn

Cách thành công của người thích an nhàn

Trong cuốn "1% nỗ lực", tác giả Hiroyuki chia sẻ câu chuyện thành công khác thường của mình, đưa ra một góc nhìn mới về sự nỗ lực và hạnh phúc.

back to top