Phát thanh xúc cảm của bạn !

Ngày con trở về

2023-12-22 05:25

Tác giả:


/* Vast 2.0 */ http://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] https://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] /* Vast 3.0 */ http://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&vast=3&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] https://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&vast=3&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa]

blogradio.vn - Năm đầu Đông đi biền biệt tám tháng mới về thăm nhà lấy một lần, việc liên lạc quá khó khiến ba Đông ra sức ngăn cản. Nhưng ngày đó công việc mới này là một cơ hội, gia đình Đông khi ấy khó khăn, Đông quyết không bỏ lỡ cơ hội của mình…

***

Lại như mọi năm, khi không khí Tết bắt đầu tràn về nơi đất liền thì ở trên con tàu ấy, Đông không khỏi trở nên bồn chồn hơn. Các anh em trên tàu tự tìm cho mình những niềm vui trong những tháng ngày lênh đênh trên biển. Thậm chí ở cái nơi bốn bề đều là mặt biển mênh mông như thế này, khi ngày và tháng chỉ còn là những khoảng mốc thời gian có thể biết qua ứng dụng điện thoại hoặc tờ lịch có người đều đặn xé mỗi ngày, thì họ vẫn luôn tìm cho mình một không khí Tết. Con tàu hàng của Đông hầu như phần lớn thời gian chở hàng và neo ngoài biển khơi, đi từ nước này sang nước khác, cũng ít khi cập bến đất liền. Chỉ khi cần nước ngọt hoặc thiếu đồ ăn chứ không thì lúc nào cũng có đồ dự trữ, và cứ thế vươn mình bươn chải khắp nơi trên xứ người. Lần cập bến gần nhất, anh em trên tàu cũng kịp mua cho mình mấy chậu quất rồi vài đôi liễn được moi lên từ dưới kho nay trang hoàng khắp tàu.

- Anh Vọng kiếm đâu ra đôi liễn đẹp thế?

- Dưới kho, đồ năm ngoái lấy ra chưng. Bận tháng trước lũ thằng Quí vô đất liền, nhưng bấy còn ăn giáng sinh chưa xong thì đồ Tết đâu mà sắm.

- Cũng may mà liên lạc được nhà của thằng Ngân, mới có ít bánh chưng, bánh tét để ăn.

Đêm giao thừa với anh em trên tàu lúc nào cũng rất đơn sơ. Bình thường làm theo ca, chia ca ra trực để đảm bảo luôn có người trực tàu 24/24, ca này ngủ thì ca kia sẽ thức. Đến khi cập cảng nào đó thì anh em mới dậy đông đủ để chia người coi tàu và người đi thuyền nhỏ đưa hàng. Vì làm việc cho vận chuyển hàng xuyên quốc gia nên hầu như là lênh đênh trên biển suốt năm này, tháng khác. Những ngày Tết như thế này, dù những người tới ca nghỉ cũng ráng thức để chung vui cùng anh em. Trên biển thì dẫu có là bầu trời tìm mãi cũng không thấy nổi một ánh pháo hoa, đôi khi ở giữa biển thì các phương tiện liên lạc cũng không có sóng, chưa kể những ngày nổi gió thì thậm chí còn mất cả tín hiệu radio. Tình cảm giữa anh em là chính và đêm giao thừa này cũng vậy. Họ đã dần quen với việc một phòng ăn nhỏ, tập trung lại, cùng hát vang bài chúc mừng năm mới, sau đó cùng kể chuyện về kỉ niệm đón Tết ở quê nhà. Những người lần cập bến trước liên lạc được về nhà thì kể câu chuyện gần nhất của họ, còn những người khác thì lại lắng nghe. Họ tránh nhắc tới nỗi nhớ nhà như một tâm trạng chung, sau đó cùng nhau ăn miếng bánh chưng, bánh tét và rồi chia nhau ra người ngủ, người trực.

- Vẫn không gọi về cho nhà à Đông?

- Bận trước, em có nhờ anh em gửi hộ ít tiền về cho ông bà già sắm Tết, chứ còn gọi thì… biết có muốn nghe giọng em không.

Trưởng tàu không nói gì, chỉ biết im lặng nhìn thằng em đang thả mình vào những cơn gió biển xa xăm. Ngày Đông quyết định đi biển, ba Đông nhất định không cho. Đông là con trai duy nhất của gia đình, dù nghèo khổ như thế nào, ông cũng muốn Đông ở gần, cùng lắm là lên phố làm việc chứ không phải lênh đênh suốt ngày như thế này. Công việc của Đông không phải chỉ là đi tàu cho những chuyến hàng trong nước mà thậm chí là có khi mấy tháng, cả năm trời trên tàu, nhiều bận chỉ kịp về nhà loáng cái lại đi. Nhà Đông lại ở quê, đâu có cảng, việc về cảng phố rồi lại bắt xe về quê, lên lại thì toàn không có dịp. Năm đầu Đông đi biền biệt tám tháng mới về thăm nhà lấy một lần, việc liên lạc quá khó khiến ba Đông ra sức ngăn cản. Nhưng ngày đó công việc mới này là một cơ hội, gia đình Đông khi ấy khó khăn, Đông quyết không bỏ lỡ cơ hội của mình…

Khi ấy Đông còn là lính mới nên trước Tết có được cho về thăm gia đình, nhưng ngay khi thấy Đông, ba Đông đã bắt Đông phải lựa chọn:

- Nếu mày không nghỉ việc thì đừng có về cái nhà này nữa.

Và thế là từ bấy Đông đi thật. Công việc này tuy khó nhưng lại giúp Đông có tiền trang trải cho cuộc sống quê nhà. Nhất là khi mùa dịch đến, ba mẹ Đông lại cao tuổi, không làm gì ra tiền… Những năm sau, khó khăn lắm Đông mới tạt nhà được nhưng lần nào ba Đông cũng vẫn tâm niệm câu cuối cùng của ông, và sau đó Đông cứ biền biệt trên biển, cũng không gọi về nhà nữa. Tết đến thường tranh thủ ghé đất liền gửi tiền về cho gia đình và cứ thế lại đi…

Năm nay, do mùa dịch, việc vận tải biển cũng trở nên khó khăn hơn, anh em được lần đầu tiên sau bao năm được nghỉ Tết đúng nghĩa. Khi tất cả đều xốc ba lô rời cảng, thì mỗi Đông có vẻ chần chừ. Đã bao năm rồi Đông không gọi về nhà, việc biền biệt đi và gửi tiền về làm Đông an ủi tâm hồn những khi nhớ về gia đình. Nhưng rồi dù chần chừ lạc bước ở nơi phố thị như thế nào Đông cũng vô thức về lại quê. Con đường quê khi ấy dường như có bao thay đổi, mọi thứ đều trở nên xa lạ với chàng thuỷ thủ. Trên con đường quê dù không khí xuân đang về nhưng những người nông dân dường như vẫn đang trong guồng quay công việc vốn có thường nhật của họ. Đôi ba người còn nhận ra Đông:

- Thằng Đông đấy à? Lâu lắm rồi mới thấy mặt đấy, rắn rỏi hẳn ra.

- Thuỷ thủ đấy, bố khoe suốt mà, nay về thăm nhà đấy à?

Chào hỏi các thứ, Đông về nhà, vẫn là căn nhà nhỏ nhưng đã sửa sang lại cho bớt lụp xụp. Trên hiên nhà, bóng một người đàn ông luống tuổi đang sửa lại dáng chậu mai chực đón Tết bỗng hơi ngớ người khi nhìn thấy dáng Đông. Ông không nói gì, Đông chợt nhận ra ông ngày càng gầy gò hơn trước và tóc đã bạc thêm rất nhiều. Mẹ Đông vừa từ dưới nhà lên, đang bưng mẻ kiệu phơi khô dưới nắng, vừa thấy Đông đã vội chạy tới, nước mắt lưng tròng. Ba Đông không nói gì, lặng lẽ đi vào nhà. Cả ngày đó, Đông không thấy mệt vì phụ mẹ làm đủ công việc đón Tết như trang hoàng nhà cửa, quét dọn bàn thờ và cùng mẹ làm bánh in, bánh thuẩn, chưng mứt dừa… Mọi thứ như ngày còn thơ bé ùa về. Duy chỉ có hai cha con vẫn không nói chuyện.

- Mẹ lợp lại mái rồi à mẹ?

- Bận năm trước con gửi tiền, sửa lại cái mái sau bão, tốc dữ quá. Năm nay thì kịp sửa lại cái bếp. Bố đem khoe suốt con đi làm gửi tiền về mãi, tự hào lắm.

Đông nhìn bố, chỉ thấy ông châm lại điếu cày không nói gì. Ở đôi ba ngày, vì cũng không muốn việc mình ở nhà làm gia đình mất vui, Đông lại chực đi lên phố lại dù cũng không biết mùa Tết này trôi dạt phương nào. Mẹ Đông lại khóc. Đông cũng lưỡng lự. Đột nhiên bố Đông cất giọng đằng hắng nơi gian cửa:

- Chứ mọi năm mày trốn việc đủ rồi, năm nay lại trốn nữa đấy hỏng? Thế mày có chịu thay đồ rồi cùng bố đi chúc Tết xóm giềng không?

Đột nhiên, ở đâu đó, những tia nắng ấm áp đội xuân về tràn đầy đâu đó quanh đây…

© Lê Hứa Huyền Trân - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Em Đến Và Đi Cùng Cơn Mưa | Blog Radio 890

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Thủ đô yêu dấu

Thủ đô yêu dấu

Ước mơ của tôi là được đến thủ đô Thủ đô dấu yêu bốn ngàn năm văn hiến

Tình yêu của đất

Tình yêu của đất

Hay tôi có thể nói một cách khác đi, tình yêu của đất cũng chính là tình yêu của tất cả những người dân đất nước tôi dành cho quê hương này, dành cho đất nước của chúng tôi.

Phù sa

Phù sa

Một hình ảnh chỉ vừa được nói lên chỉ vừa được nhắc đến đã làm người ta nhớ ngay đến những người nông dân, làm người ta nhớ ngay đến và nghĩ ngay đến hình ảnh những cánh đồng những cây lúa với sức sống dạt dào và mãnh liệt nhất.

Sóng

Sóng

Cô thích sóng cứ như vậy, lúc thật êm êm hiền hòa lúc thật vút cao gào thét. Nhưng cho dù sóng có như nào thì sóng muôn đời vẫn nằm trong lòng biển, êm ái và thân thương, trìu mến ngày đêm vỗ về cùng với biển.

Tập lớn

Tập lớn

Hụt hẫng, buồn bã và lo sợ, tôi chẳng muốn lớn nữa, không muốn xa ba mẹ, xa chỗ ở thân quen gắn với tôi từ lúc lọt lòng, nhưng tôi cũng hiểu đã đến lúc mình bắt đầu hành trình của những chuyến đi xa. Mình phải lớn lên thôi.

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Khi mục tiêu trở nên cụ thể, chúng ta có cơ hội định rõ hướng đi của mình và không còn bị lạc lõng trong mê cung của những ý tưởng mơ hồ.

Những con sóng

Những con sóng

Nếu ngày nay biển không có sóng Thì biển muôn đời chẳng có màu xanh

Xúng xính là em

Xúng xính là em

Khi tôi lớn lên, tôi biết thế nào là mặc đẹp, tôi biết khao khát được mặc đẹp, được rong chơi đây đó để được khoe vẻ đẹp của những gì tôi đang mặc.

Nơi tôi sinh ra

Nơi tôi sinh ra

Hải Dương nơi tôi sinh ra Nơi đồng lúa chín Vị ngọt phù sa

Cách thành công của người thích an nhàn

Cách thành công của người thích an nhàn

Trong cuốn "1% nỗ lực", tác giả Hiroyuki chia sẻ câu chuyện thành công khác thường của mình, đưa ra một góc nhìn mới về sự nỗ lực và hạnh phúc.

back to top