Phát thanh xúc cảm của bạn !

Nỗi buồn của chia ly

2021-08-17 01:22

Tác giả: Mihy


/* Vast 2.0 */ http://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] https://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] /* Vast 3.0 */ http://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&vast=3&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] https://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&vast=3&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa]

blogradio.vn - Tôi cứ ngỡ rằng mình đã quen với cuộc sống mới, đã quên đi nỗi buồn của chia ly, nhưng giờ phút này, nước mắt tôi vẫn không ngăn được mà chảy xuống. Phải chăng những nỗi buồn đó chưa từng biến mất, chúng chỉ nằm ở một góc nhỏ trong trái tim tôi, bị lớp bụi của thời gian phủi lấp đi, chỉ chực chờ khi có một vết nứt liền xuất hiện tràn ngập trong trái tim tôi.

***

Xuyên qua khung cửa sổ trong căn nhà đã cũ, tiếng cơn mưa hè mùa hạ rơi xuống thềm cửa tạo nên những bọt nước trắng xóa. Những dòng nước mưa đục ngầu trên con đường đất đỏ kéo theo những bụi đất như kéo cả tôi về lại với ký ức những ngày hè rất lâu về trước nơi xóm nhỏ này.

Trong cái nắng oi bức của buổi trưa mùa hạ, tiếng ve râm ran vọng trong gian nhà gỗ nơi xóm nhỏ. Đây quả là thời điểm thích hợp cho chuyến phiêu lưu của những đứa nhỏ trong xóm đến những đồng cỏ sau bãi lau cuối xóm để bắt ve sầu. 

Tôi cũng đã chờ đợi để được đi bắt ve sầu mấy ngày nay bởi từ sau hôm đi thả diều với mấy đứa nhóc trong xóm ngã trật chân thì ba mẹ đã đưa ra cho tôi một lệnh cấm khiến tôi mỗi ngày chỉ có thể nhìn đám nhóc gọi nhau đi bắt ve sầu với cái nhìn ngưỡng mộ. Nhưng hôm nay, tôi đã năn nỉ được ông ngoại dẫn tôi đi bắt ve sầu và giờ tôi đang nằm trên lưng ông tưởng tượng ra những gốc mít với những con ve sầu trốn trong đó.

Phải nói rằng từ nhỏ ông ngoại đã thương tôi nhất nhà, trong nhà có đồ gì ngon, ông đều để danh cho tối trước nhất, đi đâu xa về cũng mua quà cho tôi đầu tiên. Tôi vẫn còn nhớ, hồi đó chụp ảnh vẫn còn là một điều xa vời, chỉ đến khi trong xóm nhà ai có đám cưới mới mời được thợ chụp ảnh về. 

ong_0

Những lúc đó ai ai cũng muốn chụp được một tấm hình cùng gia đình nhưng bao giờ ông ngoại cũng phải dành cho tôi một chỗ trong đó. Đến bây giờ nhìn lại ảnh gia đình, tôi vẫn luôn đứng ở vị trí nổi bật nhất. Lúc đó, tôi hẳn là công chúa nhỏ của ông khiến đám con cháu còn lại phải đỏ mắt vì ghen tị.

Quay trở lại câu chuyện bắt ve sầu thì hôm nay, nhờ ông ngoại mà lệnh cấm của tôi đã được chấm dứt. Ông ngoại cõng tôi trên lưng, vừa đi vừa đọc vài câu thơ trong “Nam hành biệt đệ” nhà thơ đường Vi Thừa Khánh:

“Ðạm đạm trường giang thủy

Du du viễn khách tình

Lạc hoa tương dữ hận

Ðáo địa nhất vô thanh.”

Không phải vì hôm nay tôi vẫn còn đau chân không đi được mà ngày thường, ông ngoại cũng thường cõng tôi trên lưng đi câu cá hay đến đầu thôn nghe phát thanh mỗi sáng. Những lúc đó mặt trời còn lấp ló sau sau rặng tre, tôi lại tiếp tục nằm trên lưng ông vừa nghe ông đọc thơ vừa mơ màng chưa tỉnh ngủ. Nhờ đó mà những câu thơ cổ của ông đã đi vào từng giấc ngủ của tôi, cùng tôi lớn lên mỗi ngày.

Ngày nào ông cũng sưu tầm những bài thơ hay và viết vào một quyển sổ nhỏ, nhưng “Nam hành biệt đệ” là bài thơ yêu thích của ông. Dù rằng sau này tôi mới hiểu được hết ý nghĩa của câu này còn thời điểm đó khi nằm trên lưng ông, nghe những lời thơ này, tôi chỉ mơ hồ hiểu rằng đây là bài thơ về sự chia ly bên bờ sông. Nhưng trong tâm trí trẻ thơ của tôi lúc đó, tôi vẫn chưa hiểu được hết nỗi buồn chia ly là thế nào. Phải đến rất lâu về sau, tôi mới hiểu ý thơ đó, mới hiểu được nỗi buồn của chia ly.

Khi tôi bắt đầu vào học lớp 5, ba mẹ ly dị, cả ba và mẹ đều rời quê, tôi theo mẹ lên thành phố. Những đêm dài trong căn phòng trọ nhỏ nơi thành phố phồn hoa và xa lạ này, tôi nhớ về kỉ niệm với ông, với làng quê nơi tôi đã lớn lên kia. 

me_-63

Lúc bấy giờ, điện thoại vẫn chưa phát triển, tôi không có cánh nào liên lạc lại với ông, chỉ có thể thông qua những bức thư mà ông gửi tới văn phòng mẹ. Khi đó tôi đều chờ đợi đến ngày 10 hằng tháng khi mẹ đưa cho tôi xem thư của ông, ông sẽ gửi cho tôi một bức thư cùng với những món quà nhỏ ở quê mà tôi rất thích.

Chỉ cho đến một ngày, mẹ nhận được điện báo rồi đột ngột muốn về quê. Sau đó mẹ gửi tôi sang nhờ dì Hai chăm sóc, tôi vội vàng viết cho ông một bức thư đưa cho mẹ nhở gửi cho ông. Sau đó suốt mấy ngày, tôi đều trông ngóng mẹ về để chờ đợi quà ông gửi cho tôi. Nhưng phải đến một tuần sau, mẹ mới trở về, đôi mắt đỏ ngầu, cả người gầy sọp hẳn đi. Tôi quấn quýt chạy đến đón mẹ, hỏi mẹ ông đã nhận được thư của tôi chưa. Lúc đó mẹ chỉ ôm tôi vào lòng và khóc, rồi mở túi hành lý ra, đưa cho tôi một tập thơ cổ mà ông vẫn hay ghi chép và đọc lại cho tôi nghe. 

Lúc này tôi mới hiểu ra, ông chưa đọc được bức thư của mình và mãi mãi sau này tôi cũng sẽ không còn nhận được một bức thư nào từ ông nữa. Giây phút đó, tôi nhận ra rằng, đây mới thật sự là nỗi buồn của chia ly mà Vi Thừa Khánh đặt vào trong bài thơ của mình. Là nỗi buồn của sự chia ly mãi mãi.

Rất lâu về sau sau ngày hôm đó, tôi không dám nhớ lại những kí ức về ông dù những ký ức đó cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí tôi hằng đêm trong những giấc ngủ. Tôi nhớ lại cái cảm giác của cơn gió mùa hè vờn qua tóc, nhớ về những lần nằm trên lưng ông ra bờ sông, nhớ những buổi câu cá nơi bờ ao sau nhà, nhớ những lời thơ mà ông từng đọc. Nhưng cứ mỗi khi tỉnh lại, một ngày mới đến tôi lại cố quên đi những giấc mơ đó để mỉm cười mà bước tiếp.

Chỉ sau khi ông mất vài năm, ba mẹ tôi đều đã có gia đình mới, tôi dần mất đi cảm giác hạnh phúc của một gia đình nhỏ nơi tôi là trung tâm. Lâu dầu, tôi cũng quen với cuộc sống mới mà mình không còn là cô công chúa nhỏ nữa, bởi ba mẹ đều có những cô công chúa nhỏ mới của họ. Sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi ra nước ngoài, làm một công việc văn phòng, đã 4 năm rồi tôi không về nước, hằng tháng ngoài những cuộc gọi điện chưa đầy một phút, tôi cũng chỉ gửi ít phụ cấp về cho ba mẹ.

truong_-_thanh_5

Cho đến cách đây 1 tháng, nhận được điện thoại của đứa em gái con của mẹ, nói rằng mẹ bệnh nặng, lại gần đến ngày giỗ của ông, tôi mới sắp xếp thời gian về nước một chuyến. Sau khi thăm mẹ, tôi về lại căn nhà cũ của ông, nơi tôi chưa từng một lần dám quay trở lại trong suốt hơn 10 năm qua.

Bây giờ, khi nhắm mắt lại nghe tiếng mưa rơi bên khung cửa, tôi lại như nhớ về những buổi trưa hè nằm trên lưng ông, hình ảnh xóm nhỏ nơi có những rặng tre, những hồ cá, những bụi cây cùng tiếng ve râm ran vẫn như một bộ phim quay chậm trong trí nhớ tôi. Để rồi những lúc đó, tôi mới hiểu hết ý thơ.

“Êm êm mặt nước sông dài

Nhớ nhung man mác lòng người xa quê

Hoa rơi thấm cảnh tan lìa

Lả bay đáp sẽ như chia cơn sầu.”

(“Nam hành biệt đệ”, Dịch thơ - Thu Tử)

Tôi cứ ngỡ rằng mình đã quen với cuộc sống mới, đã quên đi nỗi buồn của chia ly, nhưng giờ phút này, nước mắt tôi vẫn không ngăn được mà chảy xuống. Phải chăng những nỗi buồn đó chưa từng biến mất, chúng chỉ nằm ở một góc nhỏ trong trái tim tôi, bị lớp bụi của thời gian phủi lấp đi, chỉ chực chờ khi có một vết nứt liền xuất hiện tràn ngập trong trái tim tôi.

Liệu rằng nỗi nhớ của Vi Thừa Khánh chỉ là nỗi nhớ quê nhà khi sắp đi xa hay cũng như tôi, nhớ cảnh quê nhà bởi những kỷ niệm với con người trên mảnh đất đó, bởi ông biết rằng đây có thể là sự chia ly mãi mãi không có ngày trở về. Nỗi nhớ này chất chứa nhưng lại chỉ nhẹ nhàng như cánh hoa đang rơi không một tiếng động mà rơi xuống, để lại trong trái tim những nuối tiếc và vấn vương.

© Mihy  - blogradio.vn

Xem thêm: Có khi không chung đường lại hay

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Thủ đô yêu dấu

Thủ đô yêu dấu

Ước mơ của tôi là được đến thủ đô Thủ đô dấu yêu bốn ngàn năm văn hiến

Tình yêu của đất

Tình yêu của đất

Hay tôi có thể nói một cách khác đi, tình yêu của đất cũng chính là tình yêu của tất cả những người dân đất nước tôi dành cho quê hương này, dành cho đất nước của chúng tôi.

Phù sa

Phù sa

Một hình ảnh chỉ vừa được nói lên chỉ vừa được nhắc đến đã làm người ta nhớ ngay đến những người nông dân, làm người ta nhớ ngay đến và nghĩ ngay đến hình ảnh những cánh đồng những cây lúa với sức sống dạt dào và mãnh liệt nhất.

Sóng

Sóng

Cô thích sóng cứ như vậy, lúc thật êm êm hiền hòa lúc thật vút cao gào thét. Nhưng cho dù sóng có như nào thì sóng muôn đời vẫn nằm trong lòng biển, êm ái và thân thương, trìu mến ngày đêm vỗ về cùng với biển.

Tập lớn

Tập lớn

Hụt hẫng, buồn bã và lo sợ, tôi chẳng muốn lớn nữa, không muốn xa ba mẹ, xa chỗ ở thân quen gắn với tôi từ lúc lọt lòng, nhưng tôi cũng hiểu đã đến lúc mình bắt đầu hành trình của những chuyến đi xa. Mình phải lớn lên thôi.

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Khi mục tiêu trở nên cụ thể, chúng ta có cơ hội định rõ hướng đi của mình và không còn bị lạc lõng trong mê cung của những ý tưởng mơ hồ.

Những con sóng

Những con sóng

Nếu ngày nay biển không có sóng Thì biển muôn đời chẳng có màu xanh

Xúng xính là em

Xúng xính là em

Khi tôi lớn lên, tôi biết thế nào là mặc đẹp, tôi biết khao khát được mặc đẹp, được rong chơi đây đó để được khoe vẻ đẹp của những gì tôi đang mặc.

Nơi tôi sinh ra

Nơi tôi sinh ra

Hải Dương nơi tôi sinh ra Nơi đồng lúa chín Vị ngọt phù sa

Cách thành công của người thích an nhàn

Cách thành công của người thích an nhàn

Trong cuốn "1% nỗ lực", tác giả Hiroyuki chia sẻ câu chuyện thành công khác thường của mình, đưa ra một góc nhìn mới về sự nỗ lực và hạnh phúc.

back to top