Phát thanh xúc cảm của bạn !

Nơi nào bình yên như quê hương

2020-01-11 01:20

Tác giả: Búp Sen


/* Vast 2.0 */ http://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] https://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] /* Vast 3.0 */ http://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&vast=3&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa] https://delivery.yomedia.vn/vast?pid=4d37a8e1ee2e4265815bcbc2e454a830&vast=3&ec=0&ref=[yo_page_url]&w=[player_width]&h=[player_height]&aaid=[yo_device_aaid]&idfa=[yo_device_idfa]

blogradio.vn - Đi làm rồi thì việc xin nghỉ phép càng khó hơn, thêm vào việc phải đi cả chuyến xe và tàu, còn phụ thuộc thời tiết nên việc về nhà càng trở nên hạn chế. Mỗi năm về có một lần là dịp Tết với số ngày đếm trên đầu ngón tay, giống như cảm giác cưỡi ngựa xem hoa vậy.

***

Thoáng cái mà đã hơn mười năm kể từ ngày nó xách ba lô lên và rời xa quê hương, rời xa hòn đảo nhỏ thân thương để vào đất liền học tiếp tục lên cấp 3, học nghề và đi làm. Mặc dù sinh ra và lớn lên tại mảnh đất nhỏ nổi lên và được bao bọc giữa biển đông này, nhưng nó chưa thực sự sống như một người con xứ biển. Có lẽ khoảng thời gian dưỡng bệnh này là cơ hội hiếm hoi trong đời để nó được chiêm nghiệm cuộc sống người dân trên đảo, cảm nhận hết khí trời của mỗi thời điểm trong ngày, nghe được bản tình ca du dương tuyệt vời của sóng biển hoà quyện với tiếng gió rít hằng đêm trước khi đi ngủ. Vẫn là con người đó, vẫn tại nơi chốn đó, nhưng nó của cách đây mười năm đâu nhận thấy được những điều này, những điều giản dị tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng sao thân thương quá.

Trước đây khi chưa ra khỏi đảo, bao nhiêu ước mơ hoài bão được nó ấp ủ thật nhiều, mong muốn bước ra thế giới để học hỏi, có thể tiếp cận vươn tới những thứ cao siêu mà nó thấy và đọc được trên báo. Nó chưa từng có ý nghĩ học cho cho biết chữ rồi sống một cuộc đời nội trợ an nhàn.

Nhưng leo càng cao thì gió càng lớn, dần dần thời gian về quê của nó càng ít lại, lúc đầu tính bằng tháng, sau tính bằng tuần và bây giờ là bằng ngày. Đi làm rồi thì việc xin nghỉ phép càng khó hơn, thêm vào việc phải đi cả chuyến xe và tàu, còn phụ thuộc thời tiết nên việc về nhà càng trở nên hạn chế. Mỗi năm về có một lần là dịp Tết với số ngày đếm trên đầu ngón tay, giống như cảm giác cưỡi ngựa xem hoa vậy. Nhưng cuộc đời có ai biết trước được chữ “ngờ”. Hôm nay nó bị bệnh, sức khoẻ không được tốt cũng chưa chắc là xui. Thành phố xô bồ với vô số bụi mịn, nạn kẹt xe và ngập nước đâu phải là nơi thích hợp để nó ở. Lúc này đây, môi trường lý tưởng để nó dưỡng thương chẳng phải là quê nhà sao?

Ngày ngày được phơi mình dưới ánh nắng sớm dịu nhẹ của khí trời cuối đông, hít thở thật sâu sự mơn mởn của gió mùa đầu xuân. Nó thực sự hạnh phúc khi được tắm biển, chẳng gì thú vị hơn việc nằm ngửa giữa biển trời mênh mông, để những con sóng nhỏ đẩy đưa nó đi lại trên mặt nước, mắt nhìn bầu trời xanh mênh mang rộng lớn không dính một hạt bụi trần. Nó có thể nằm ngửa như vậy hàng giờ và không suy nghĩ đến bất cứ việc gì khác, bao ganh đua bon chen trên đời nếu đánh đổi một phút giây này thì chẳng đáng là gì. Từng tấc da, tấc thịt trên người nó như được thấm đậm vị mặn của nước, cả cơ thể như được gột rửa trong sạch, kể cả thể xác lẫn tinh thần.

Biển cả như lòng mẹ ôm lấy những đứa con của mình, luôn thương yêu vô điều kiện, che chở và khoan dung, luôn rộng mở và đón chào mỗi khi chúng trở về.

Những chiếc thuyền lên xuống nhịp nhàng theo cơn sóng, có chiếc mới, có chiếc cũ, thậm chí có chiếc tuổi thọ đã mấy chục năm. Tất cả đều là những chứng nhân lịch sử, như một người ông, người cha chứng kiến cuộc sống hàng ngày của ngư dân trên đảo. Làm biển là nghề chính nuôi sống con dân trên đảo từ khi khai sơ đảo hoang đến giờ. Vào mùa ít gió, trời êm, tôm cá đầy ắp các mạn thuyền, kèm theo đó là tiếng cười hạnh phúc rôm rả của cha, của anh khi neo thuyền về, các mẹ hối hả đưa cá lên bờ để bỏ mối lên các chợ bán. Những con cá tươi ngon được đánh bắt bằng cách thức nguyên thủy nhất và không qua bảo quản hoá chất, chỉ trong một buổi sáng là được bán hết. Vào mùa giông bão, thuyền được neo đậu chắc chắn để tránh gió bão, người dân thường ra biển trông chừng và thấp thỏm cầu mong bão tố có thể nhanh chóng đi xa.

Ông ngoại nó cũng đã ra đi trong một mùa giông bão như thế. Lúc đó nó còn chưa được sinh ra, mọi thứ được kể lại qua lời kể của mẹ nó. Lúc mẹ nó tầm năm tuổi, bà ngoại vừa sinh cậu út thì trong nhà thiếu gạo, ông ngoại thấy trời không tốt nhưng vẫn ráng đi biển để kiếm cá về bán lấy tiền, thời kỳ đó chưa có nhiều thiết bị tiên tiến như bây giờ, bộ đàm không có, dự báo thời tiết lại càng không. Đêm đó ông ngoại nó đã ra đi và không bao giờ quay trở lại. Bà ngoại nó trở thành hoá phụ vài năm rồi cũng tái hôn. Chỉ còn lại mẹ nó và dì hai cùng hai cậu nương tựa nhau mà sống. Dì hai lớn nhất trong nhà nên đóng vai trò như một người mẹ nuôi dạy các em.

Mỗi lần nghe mẹ kể chuyện ngày xưa, nó đều muốn khóc vì rất thương mẹ và các cậu dì, càng thương ông ngoại khi phải ra đi mà không thấy xác, phải chịu sự lạnh lẽo giữa biển cả rộng lớn. Nó nghĩ mình thật may mắn vì được sinh ra trong thời kỳ hoà bình, ăn no đủ ấm, học hành đến nơi đến chốn. Nếu được bạn bè tò mò hỏi về quê hương của mình, nó không chỉ tự hào về nơi mình được sinh ra - một hòn đảo nhỏ bé cách xa đất liền hơn trăm mấy hải lý nhưng là cả một thế giới riêng, mà còn tự hào về phong cảnh hoang sơ xinh đẹp của hòn đảo ngọc - những bãi cát trải dài vô tận, nước biển trong xanh vỗ về những ghè đá chông chênh cứng rắn, nhìn từ trên cao giống như một viên ngọc bích giữa biển Đông, tự hào về con người và những câu chuyện nhân văn cảm động sâu sắc mà họ kể lại cho con cháu.

© Búp Sen – blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình: Xếp kỷ niệm vào ngăn ký ức để lúc mệt mỏi tìm về và nhìn lại

Búp Sen

Mỗi khi màn đêm buông xuống, trên hành lang đầy những bệnh nhân nằm co quắp, cô cùng với ngọn đèn leo loét trên tay và lặng lẽ đi tuần các trại bệnh..

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Thủ đô yêu dấu

Thủ đô yêu dấu

Ước mơ của tôi là được đến thủ đô Thủ đô dấu yêu bốn ngàn năm văn hiến

Tình yêu của đất

Tình yêu của đất

Hay tôi có thể nói một cách khác đi, tình yêu của đất cũng chính là tình yêu của tất cả những người dân đất nước tôi dành cho quê hương này, dành cho đất nước của chúng tôi.

Phù sa

Phù sa

Một hình ảnh chỉ vừa được nói lên chỉ vừa được nhắc đến đã làm người ta nhớ ngay đến những người nông dân, làm người ta nhớ ngay đến và nghĩ ngay đến hình ảnh những cánh đồng những cây lúa với sức sống dạt dào và mãnh liệt nhất.

Sóng

Sóng

Cô thích sóng cứ như vậy, lúc thật êm êm hiền hòa lúc thật vút cao gào thét. Nhưng cho dù sóng có như nào thì sóng muôn đời vẫn nằm trong lòng biển, êm ái và thân thương, trìu mến ngày đêm vỗ về cùng với biển.

Tập lớn

Tập lớn

Hụt hẫng, buồn bã và lo sợ, tôi chẳng muốn lớn nữa, không muốn xa ba mẹ, xa chỗ ở thân quen gắn với tôi từ lúc lọt lòng, nhưng tôi cũng hiểu đã đến lúc mình bắt đầu hành trình của những chuyến đi xa. Mình phải lớn lên thôi.

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Khi mục tiêu trở nên cụ thể, chúng ta có cơ hội định rõ hướng đi của mình và không còn bị lạc lõng trong mê cung của những ý tưởng mơ hồ.

Những con sóng

Những con sóng

Nếu ngày nay biển không có sóng Thì biển muôn đời chẳng có màu xanh

Xúng xính là em

Xúng xính là em

Khi tôi lớn lên, tôi biết thế nào là mặc đẹp, tôi biết khao khát được mặc đẹp, được rong chơi đây đó để được khoe vẻ đẹp của những gì tôi đang mặc.

Nơi tôi sinh ra

Nơi tôi sinh ra

Hải Dương nơi tôi sinh ra Nơi đồng lúa chín Vị ngọt phù sa

Cách thành công của người thích an nhàn

Cách thành công của người thích an nhàn

Trong cuốn "1% nỗ lực", tác giả Hiroyuki chia sẻ câu chuyện thành công khác thường của mình, đưa ra một góc nhìn mới về sự nỗ lực và hạnh phúc.

back to top